Lịch sử Vì_Nhân_dân_phục_vụ

Hè năm 1944, Trương Tư Đức là binh lính trong Bát Lộ quân đóng tại huyện An Tắc, vùng biên Thiển Cam Ninh (Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ), bị sập động than mà hy sinh. Tại phiên họp Trung ương Đảng ngày 8/9 đã tổ chức tưởng niệm Trương Tư Đức, chủ tịch Mao Trạch Đông đã tham dự và phát biểu. Trong bài phát biểu Mao Trạch Đông đề cao tinh thần phục vụ nhân dân của Trương Tư Đức, và chỉ ra rằng Trương Tư Đức đã hy sinh tình mạng vì nhân dân:

"vì lợi ích của nhân dân mà chết, cái chết ấy nặng tựa núi Thái Sơn; nhưng làm việc với bọn phát xít, áp bức và tước đoạt của nhân dân mà chết, cái chết ấy tựa như lông hồng."
"bởi vì chúng ta phục vụ nhân dân, vì vậy, nếu chúng tôi có thiếu sót, xin nhân dân hãy chỉ ra và phê bình."

--Mao Trạch Đông, 8/9/1944

Khái niệm "vì nhân dân phục vụ", cùng với những khẩu hiệu khác như "không bao giờ được hưởng lợi chính mình, luôn luôn ích lợi cho nhân dân" (tiếng Trung: 毫不利己、专门利人) và "đấu tranh không mệt mỏi" (tiếng Trung: 奋斗精神) gọi chung là "lão tam thiên" đã trở thành nguyên tắc cốt lõi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong thời gian tham gia đàm phán tại Trùng Khánh (8-10/1945), Mao Trạch Đông đã đến thăm Đại Công báo và để lại lưu bút "vì nhân dân phục vụ".

Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tại cổng "Tân Hoa môn" lối vào của trụ sở Trung ương Đảng tại Trung Nam Hải có bức bình phong "Vì nhân dân phục vụ" do Mao Trạch Đông viết. Diệp Kiếm Anh, Dương Thượng Côn và các lãnh đạo Đảng và nhà nước Trung Quốc khác nói về Lôi Phong "vì nhân dân phục vụ hết mình".

Trong thời kỳ đầu cách mạng văn hóa, hầu hết người dân Trung Quốc đeo phù hiệu Mao Trạch Đông, riêng Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đeo phù hiệu "vì nhân dân phục vụ".

Đây cũng chính là khẩu hiệu chính của quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khi diễu binh.